Tên miền có phải là thương hiệu?
Tên miền không phải là thương hiệu, nhưng một khi tên miền trùng với một thương hiệu nổi tiếng, một nhãn hiệu được bảo hộ thì hành vi sử dụng tên miền trên đều vi phạm.
Quan điểm của Việt NamNIC, tên miền chỉ là tên định danh địa chỉ Internet (IP) cho các máy chủ trên mạng và tên miền không được xem là đối tượng được bảo hộ theo Luật SHTT. Đây là quan điểm không đúng. Vấn đề hoàn toàn khác khi tên miền gắn liền với tên thương hiệu cụ thể, như nhãn hiệu nổi tiếng heineken. Điều 4.10 quy định nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Quy định hiện hành cũng đưa ra trường hợp ngoại lệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (Điều 6.3).
Quy định tại Điều 124.5: “Hành vi sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; Hoặc hành vi lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ”.
Điều 129, Luật SHTT xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
Không nên máy móc đợi tên miền là đối tượng SHTT, mới xét đến khía cạnh bảo hộ quyền sở hữu. Như trình bày, chúng tôi cho rằng bất kỳ hành vi nào có sử dụng NHHH (Điều 124) và việc sử dụng này bị xác định là hành vi xâm phạm quyền đối với NHHH (Điều 129) đều là xâm phạm. Do đó, việc sử dụng tên một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã được bảo hộ để đăng ký tên miền đều là hành vi phạm pháp luật.
Pháp luật cấm mua bán tài nguyên Internet. Thực tế, có những nhượng bộ tên miền sau khi gắn một số nội dung, tiện ích giản đơn. Tương tự như để “lách” quy định cấm mua bán tài nguyên đất đai, ta trồng chuối để bán lại tài sản, hoa màu có trên đất, chứ không “bán” đất vậy. Theo chúng tôi, một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã được bảo hộ thì trong mọi hoàn cảnh, chủ nhãn hiệu không nên thoả hiệp với cả đơn vị cấp phép Việt NamNIC lẫn với bên đầu cơ. Sẽ là bất kham một khi Việt NamNIC yêu cầu chủ nhãn hiệu đóng hàng trăm triệu đồng mỗi năm để đăng ký hàng chục tên miền .vn hoặc .com.vn …. chỉ vì quan ngại có người trục lợi thương hiệu.
Việc chủ nhãn hiệu đăng ký tên miền “bao vây” hoặc thương lượng với bên đầu cơ để mua lại tên miền sẽ tạo ra tiền lệ nguy hại cho thương hiệu của mình. Điều mà chủ nhãn hiệu cần làm là nên chủ động khuyến báo cho Việt NamNIC về thông tin NHHH của mình. Đồng thời, kịp thời phản đối việc đăng - cấp tên miền có xâm phạm đến nhãn hiệu của mình. Ngoài ra, nếu không có sự minh bạch, phân định khách quan hơn từ cơ quan giữ trọng trách quản lý, cấp phép sử dụng, khai thác tài nguyên Internet như Việt NamNIC, thì các tranh chấp trên nguồn tài nguyên Internet Việt Nam vẫn chưa có hồi kết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét