Việc mua bán hay chuyển nhượng tên miền .VN tại Việt Nam có được hay không vẫn chưa ngã ngũ, nhưng chuyển nhượng tên miền và có “thỏa thuận” (giống như mua bán) thì được. Để có những cơ hội và tránh tối đa rủi ro khi đầu tư và mua bán domain .VN cần lưu ý điều gì?
1. Hãy đầu tư đúng
Để có cơ hội cần phải tạo cơ hội. Để tạo cơ hội cần phải đầu tư đúng. Đầu tư đúng như thế nào, các bạn thao khảo thêm ở bài viết trước của mình – Làm thế nào để thu hồi vốn nhanh khi đầu tư tên miền
2. Hãy quản trị được dòng tiền
Đầu tư và kinh doanh tên miền không phải là chiến lược một sớm một chiều mà phải là 5-10 năm. Do đó, việc kiểm soát tài chính trong đầu tư domain là cực kỳ quan trọng. Rất nhiều domainer đã phải trả giá (bỏ ngang việc đầu tư) vì đã không quản trị được nguồn tài chính này.
3. Hãy tiếp cận người mua một cách khôn ngoan
Bạn nghĩ rằng đầu tư tên miền là mua là bán được sao? Trong thế giới thực của domainer không hề có chuyện đó. Bạn phải tiếp thị và tiếp thị liên tục. Nhưng tiếp thị khác với spam. Bạn phải có chiến lược và các bước đi khôn ngoan.
4. Hãy tuân thủ luật chơi của Việt Nam
Bạn rao bán domain tại rất nhiều diễn đàn, mua domain thương hiệu và sử dụng chúng với mục đích xấu, không nắm được quy định của VNNIC – Trung tâm Interner Việt Nam, trong việc chuyển nhượng domain là bạn đã tự làm mất cơ hội của chính mình.
Để chuyển nhượng được tên miền tại Việt Nam, bạn phải quản lý được 1 rủi ro lớn nhất là “Domain chỉ có thể được đăng ký cho chủ mới khi nó đã được ở trạng thái tự do trên hệ thống VNNIC”.
Cách chuyển nhượng là gì?
Chỉ đơn giản là bạn gửi cùng 1 lúc 2 bộ hồ sơ lên VNNIC (nhà đăng ký sẽ làm giúp bạn), một bộ hồ sơ hủy đăng ký tên miền và 1 hồ sơ đăng ký lại tên miền với thông tin người được chuyển nhượng. Tuy nhiên, rủi ro chính là ở đây, Thời gian delay giữa 2 giao dịch này rất có thể xuất hiện kẻ thứ 3, và theo luật ai nhanh tay thì người đó được vì thế bạn phải chọn mặt nhà đăng ký để gửi vàng. Nếu không người rủi ro chính là bạn. (Bật mí hiện tại các nhà đăng ký không đảm bảo chuyển nhượng thành công 100% bạn phải cam kết và chấp nhận rủi ro)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét