Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Máy Chủ Rackmount Là Gì?

Nhìn vào 1 hệ thống server máy chủ thì chassis là bộ phận được nhận dạng trước tiên, làm nhiệm vụ bảo vệ các thiết bị, linh kiện bên trong máy chủ khỏi ảnh hưởng, va đập từ các nhân tố bên ngoài. Chassis máy chủ có 3 dạng chính là dạng nằm ngang là Rack Mount, dạng đứng hay dạng tháp là Tower server, Blade server được thiết kế cho việc triển khai hệ thống server dày đặc.


Nhưng dạng được dùng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là trong các doanh nghiệp lớn là dạng Rackmount máy chủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dạng Rackmount máy chủ này.

1. Rackmount máy chủ là gì?

Rackmount máy chủ là một thuật ngữ của phần cứng, nói một cách đơn giản nó là thiết bị bao quanh bên ngoài server hay còn gọi thông dụng là thùng máy hay chassis, nó có chức năng bảo vệ các phần cứng bên trong máy chủ (server). Rackmount máy chủ  được gắn trên các chassis (khung) có các kích thước tiêu chuẩn là nằm ngang và có thể kéo ra lắp vào một cách dễ dàng như một hộc tủ dựng ổ cứng. 

Đối với các doanh nghiệp có hạ tầng server lớn hơn, cần lắp ráp server sao cho gọn nhẹ và không chiếm quá nhiều không gian làm việc thì việc sử dụng case server kiểu Rack-mount là hợp lý nhất. Bởi vì kiểu chassis server này thường được thiết kế với khả năng linh hoạt cao, nhỏ gọn, tiết kiệm không gian và dễ sử dụng.

Máy Chủ Rackmount Gồm Những Loại Nào

Nhìn vào 1 hệ thống server máy chủ thì chassis là bộ phận được nhận dạng trước tiên, làm nhiệm vụ bảo vệ các thiết bị, linh kiện bên trong máy chủ khỏi ảnh hưởng, va đập từ các nhân tố bên ngoài. Chassis máy chủ có 3 dạng chính là dạng nằm ngang là Rack Mount , dạng đứng hay dạng tháp là Tower server, Blade server được thiết kế cho việc triển khai hệ thống server dày đặc. Nhưng dạng được dùng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là trong các doanh nghiệp lớn là dạng Rackmount máy chủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dạng Rackmount máy chủ này.


1. Rackmount máy chủ là gì?

Rackmount máy chủ là một thuật ngữ của phần cứng, nói một cách đơn giản nó là thiết bị bao quanh bên ngoài server hay còn gọi thông dụng là thùng máy hay chassis, nó có chức năng bảo vệ các phần cứng bên trong máy chủ (server). Rackmount máy chủ  được gắn trên các chassis (khung) có các kích thước tiêu chuẩn là nằm ngang và có thể kéo ra lắp vào một cách dễ dàng như một hộc tủ dựng ổ cứng. 

Đối với các doanh nghiệp có hạ tầng server lớn hơn, cần lắp ráp server sao cho gọn nhẹ và không chiếm quá nhiều không gian làm việc thì việc sử dụng case server kiểu Rack-mount là hợp lý nhất. Bởi vì kiểu chassis server này thường được thiết kế với khả năng linh hoạt cao, nhỏ gọn, tiết kiệm không gian và dễ sử dụng.

2. Có những loại rackmount máy chủ nào?

Rackmount máy chủ được phân loại dựa trên đơn vị gọi là U. Thường hay nghe nói tới các dạng Rackmount 1U, 2U, 3U, 4U, 5U, 6U, 7U. Vậy cách tính U và chọn rackmount máy chủ theo đơn vị U như thế nào?

U là đơn vị được đặt theo tiêu chuẩn Châu Âu, đây là đơn vị thông dụng mà các nhà sản xuất quy ước dùng để đo chiều cao của thiết bị nhằm tạo sự thuận tiện cho người dùng cũng như nhà sản xuất trong việc đo kích thước các sản phẩm kỹ thuật. Đơn vị U trong máy chủ được sử dụng trong các thiết bị Rackmount máy chủ, switch, hub, router, server... dành cho doanh nghiệp (không phải loại dành cho gia đình, văn phòng nhỏ).

1U = 1,75 inch = 4,45 cm (1 inch = 2,54cm)

Trong Rackmount máy chủ, 1U là đơn vị nhỏ nhất, dựa trên kích thước của thùng máy đo theo W, H, D với Width=bề rộng, Height=Bề cao, Depth=Chiều sâu. W và H đều giống nhau giữa các U và các hãng chỉ phân biệt nhau bởi chiều sâu. Rackmount máy chủ chia ra nhiều loại dựa trên kích thước tính theo đơn vị U máy chủ (1U, 2U, 3U, 4U, 5U, 6U, 7U…) trong đó thông dụng nhất là Rackmount máy chủ 1U, 2U, 3U và 4U hay còn gọi là máy chủ 1U, máy chủ 2U, máy chủ 3U, máy chủ 4U.

Kích thước cụ thể của các loại Rackmount máy chủ:

1U Rackmount 

19" x 1.75" x 17.7"
19" x 1.75" x 19.7"
19" x 1.75" x 21.5"

2U Rackmount 
19" x 3.5" x 17.7"
19" x 3.5" x 20.9"
19" x 3.5" x 24"

3U Rackmount 

17.1" x 5.1" x 25.5"

Máy chủ 4U 

19" x 7" x 17.8"
19" x 7" x 26.4"

Máy chủ 5U

19" x 8.34" x 19.67"
19.1" x 8.75" x 26.4"

Máy chủ 6U

19" x 10.5" x 19.5"

Máy chủ 7U

17" x 12.2" x 19.8"

Đặc trưng của Rackmount máy chủ là có nhiều bộ phận có thể lấy ra mà không cần phải tắt máy như những chassis khác. Khi một bộ phận hư thì những bộ phận khác vẫn chạy bình thường do chế độ hoạt động riêng biệt, do đó các Rackmount máy chủ (server) rất gọn nhẹ và ít tốn chỗ.

Ngoài ra để tiện lợi và tiết kiệm không gian cho việc để máy chủ các hãng còn sản xuất ra các loại tủ Rack để đặt các Rackmount máy chủ. Cũng giống như rackmount máy chủ, tủ Rack cũng có nhiều loại tùy theo nhu cầu sử dụng như tủ Rack 6U, 15U, 36U, 42U…

Khi Lựa Chọn Tên Miền Để Thiết Kế Website Điện Tử Cần Lưu Ý Những Điều Gì?

Lựa chọn tên miền khi thiết kế website thương mại điện tử cần chú ý.

Nếu bạn thiết kế website thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến, hoặc website cung cấp dịch vụ sản phẩm với số lượng hạn chế hãy thử mua những domain liên quan trực tiếp đến ngành hàng, dịch vụ sản phẩm.


Những domain chứa tên của sản phẩm, dịch vụ gọi là domain key nó hỗ trợ giúp cho bạn có một thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm và một lượng traffic khi người dùng gõ trực tiếp domain của bạn vào trình duyệt web.

Nếu bạn là doanh nghiệp thì hình ảnh thương hiệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu online cũng phải đồng bộ với mô hình kinh doanh thực tế.

Chọn những domain tên miền có ý nghĩa với công việc kinh doanh của bạn, ngắn gọn dễ nhớ với người dùng.

Nếu doanh nghiệp chọn mua được tên miền vừa đáp ứng được và xây dựng thương hiệu thì càng tốt, hãy nhanh tay nắm bắt trước khi bị đối thủ cạnh tranh sở hữu. 

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh doanh trực tuyến thì việc một doanh nghiệp sở hữu domain thương hiệu đi kèm với vài domain liên quan tới sản phẩm dịch vụ của mình là điều rất tốt. các domain key sản phẩm, dịch vụ sẽ là site vệ tinh hỗ trợ cho tên miền thương hiệu trong việc .
Cuối cùng tùy thuộc vào thị trường kinh doanh để quyết định chọn lựa đuôi mở rộng của tên miền. Nếu kinh doanh môi trường quốc tế tốt nhất nên sở hữu domain có đuôi mở rộng dùng chung trên toàn thế giới như .com, .net, .org, .info ưu tiên nhất vẫn là .com. 

Bởi vì trên môi trường quốc tế giả sử người dùng nhớ tới sản phẩm của bạn thông qua tên thương hiệu của sản phẩm dịch vụ nào đó nhưng họ không thể nhớ là đuôi mở rộng của quốc gia bạn là gì, chính vì thế họ sẽ gõ đại vào trình duyệt web domain.com nếu ai đó sở hữu tên miền .com mà không phải bạn, thì bạn mất đi cơ hội có một khách hàng.

Những Yêu Cầu Của Web Hosting Cần Có?

Web Hosting là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file(FTP), Mail. Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động.
Doanh nghiệp có thể chọn thuê web hosting của nhà cung cấp dịch vụ (ISP) có dung lượng phù hợp với dung lượng website. Với bất kỳ hình thức nào (tự trang bị máy chủ hay thuê máy chủ) thì Doanh nghiệp cũng nên có các hiểu biết cần thiết về Web Hosting và máy chủ Web.


Các yêu cầu và tính năng cần thiết của Web Hosting?

Đầu tiên phải nói đến về vấn đề tốc độ. Máy chủ chạy dịch vụ Web phải có cấu hình đủ lớn để đảm bảo xử lý thông suốt, phục vụ cho số lượng lớn người truy cập. Phải có đường truyền kết nối tốc độ cao để đảm bảo không bị nghẽn mạch dữ liệu.

Máy chủ phải được người quản trị hệ thống chăm sóc, cập nhật, bảo dưỡng thường xuyên nhằm tránh các rủi ro về mặt kỹ thuật cũng như bảo mật.

Web Hosting phải có một dung lượng đủ lớn (tính theo MBytes) để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,... của Website.

Phải có bandwidth (băng thông) đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin của Website.

Phải hỗ trợ truy xuất máy chủ bằng giao thức FTP để cập nhật thông tin.

Hỗ trợ các các ngôn ngữ lập trình cũng như cơ sở dữ liệu để thực thi các phần mềm trên Internet hoặc các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch trên Website như gửi mail, upload qua trang Web, quản lý sản phẩm, tin tức...

Hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ E-mail như POP3 E-mail, E-mail Forwarding, DNS...

Có giao diện quản lý Web Hosting để dễ dàng quản lý website, các tài khoản FTP, Email...

Không bị chèn các banner quảng cáo của nhà cung cấp.

Dung lượng của Web Hosting?

Dung lượng của web hosting là khoảng không gian bạn được phép lưu trữ dữ liệu của mình trên ổ cứng của máy chủ. Như đã nói ở trên, bạn thuê một web hosting cũng giống như bạn thuê văn phòng trong một nhà cao ốc. Vậy ở đây, dung lượng của web hosting cũng giống như diện tích văn phòng của bạn.

Băng thông của Web Hosting?

Băng thông của web hosting là lượng dữ liệu (tính bằng MBytes) trao đổi giữa website của bạn với người sử dụng trong một tháng. Ví dụ nếu bạn tải lên website của mình một tệp tài liệu có kích thước là 1MB và có 100 khách hàng tải tệp tài liệu đó về thì bạn đã tiêu tốn tổng cộng 101MB băng thông.

Lý do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn như nếu bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.

Khái Niệm Cơ Bản về Sever Và Cloud Server

Ngày nay với sự phát triển của CNTTT Khách hàng có thể lựa chọn sử dụng  VPS ( máy chủ ảo) để có thể dùng như một Server riêng cho nhu cầu của Công ty, cũng như không cần phải đầu tư chi phí lớn để có thể sỡ hữu cũng như sử dụng một Server ( máy chủ riêng).


Server là gì?

Máy chủ (Tiếng anh là Server) là một máy tính được nối mạng, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và trên máy đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác (máy trạm) truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên. Như vậy về cơ bản máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Máy chủ thường được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.

Thế nào là Cloud server

Cloud server cung cấp một server riêng ảo giống như VPS nhưng được triển khai và phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây, do đó Cloud server kế thừa các ưu điểm vượt trội của công nghệ điện toán đám mây mà sẽ không thể có được khi sử dụng các VPS thông thường.
Nhưng hiện nay một khái niệm mới, một công nghệ mới đang được sử dụng và mang lại hiệu quả tốt hơn đó là : Cloud server

Với cloud server chúng tôi sẽ cung cấp cho Khách hàng  tương tự như VPS nhưng được phát triển và triển khai trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây , Các tính năng và ưu điểm vượt trội của công nghệ mới này mà bạn sẽ không có được khi sử dụng các VPS thông thường.
Cloud server của bạn hoạt động trên nhiều kết nối Server vật lý. Điều này cho phép bạn có thể truy cập nhanh đến một nguồn cung cấp không giới hạn, môi trường lưu trữ truyền thống các nguồn tài nguyên này thường bị giới hạn trong một Server vật lý.

Hỗ trợ khả năng bảo mật đa lớp từ lớp vật lý đến lớp ảo hóa, sử dụng công nghệ bảo mật tối ưu của Cisco Systems: Firewall, Virtual Security Gateway đảm bảo luồng dữ liệu được bảo mật và tối ưu.
Với Cloud Server, bạn hoàn toàn chủ động việc quản trị & cài đặt các ứng dụng cần thiết theo nhu cầu
Bạn muốn một Server Windows với IIS hay bạn muốn 1 Server Linux với Apache. chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều hệ điều hành mẫu giúp bạn có thể cài đặt Server trong vài phút.Hãy liên hệ ngay với Chúng tôi để được tư vấn ưu đãi về giá cước dịch vụ tốt nhất

Kinh Doanh Tên Miền Là Ngành "Host" Hiện Nay Ở Việt Nam

Thị trường tên miền nở rộ đó là một xu hướng tất yếu khi mà bán hàng online đang phát triển một cách chóng mặt. Nhu cầu về tên miền là rất lớn. Những người nhìn xa trông rộng họ đã bắt đầu gom góp tên miền từ vài năm nay. 

Những người mới nhận thức được cũng đã bắt đầu lao vào thị trường này.


Kinh doanh tên miền 1 vốn 4 lời

Nếu bạn ghé qua những sàn tên miền, shop tên miền… một điều rõ ràng mà bạn thấy đó là hàng ngàn tên miền đang được rao bán hết sức nhộn nhịp, thuộc hàng chục lĩnh vực khác nhau như thời trang, y tế, sức khỏe, nhà đất, du lịch…Trong số này, rất nhiều tên miền được rao bán với giá cao ngất ngưởng – hàng trăm nghìn đô la.

Hầu hết bán tên miền đắt giá là những tên miền gắn liền với các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hay tên miền thương hiệu của các doanh nghiệp, tập đoàn.Thời gian gần đây cũng xuất hiện nhiều domainer đầu tư vào những tên miền thuộc các lĩnh vực mới trong đời sống, đi vào những thị trường ngách nhỏ, tạo thêm những sôi động cho thị trường tên miền.

Ngoài ra, có thể thấy hàng loạt sàn giao dịch tên miền mọc lên, cho thấy việc kinh doanh tên miền tại Việt Nam đang nở rộ. Từ những sàn giao dịch này, xuất hiện thêm một nghề là môi giới mua bán tên miền. Tại những sàn giao dịch đó, các cá nhân, tổ chức trong vai trò môi giới trung gian sẽ đứng ra giúp người cần mua, cần bán tên miền.Những sàn giao dịch này chính là các “chợ” kinh doanh tên miền.

Tuy vậy, kinh doanh tên miền cũng không dễ thành công

Nhiều ý kiến cho rằng việc kinh doanh tên miền rất dễ dàng nhưng không hoàn toàn đơn giản như vậy. Nếu một domainer sở hữu quá nhiều tên miền mà không kịp phát triển chúng để sinh ra lợi nhuận thì việc tốn tiền gia hạn chúng sẽ trở thành gánh nặng.

Domainer là một người đầu tư tên miền và kiếm tiền từ tên miền liên quan đến internet. Để đầu tư, phải hiểu nguyên tắc cơ bản của việc lựa chọn và mua tên miền giá rẻ, chiến lược quảng bá, phương cách bán và chuyển nhượng. Những tên miền lựa chọn để kinh doanh nên đạt các tiêu chí tối thiểu: dễ nhớ, dễ gõ, ngắn, độc đáo, có đuôi phổ biến, dễ liên tưởng, có ý nghĩa chung liên quan đến sản phẩm và dịch vụ kinh doanh, liên quan đến những từ khóa đang “hot” trên internet…

Ngoài ra, cũng cần chọn kinh doanh tên miền có thể phát triển thành thương hiệu số, có khả năng sinh lời từ những chương trình quảng cáo và tên miền có ý nghĩa tốt đẹp. Cần rất hạn chế đầu tư các tên miền liên quan đến các thương hiệu nổi tiếng, đã được bảo hộ trên thế giới.Mỗi domainer nên xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh rõ ràng, hướng đi cụ thể để đạt được thành công lớn.

Hosting Và Tên Miền - Những Điều Cần Biết

Hosting và tên miền những điều cần phải biết


Khi nào tên miền phải được kích hoạt?: Theo quy định về việc sử dụng tên thì 60 ngày sau khi tên miền  được chấp thuận cho đăng ký, quý khách phải có một website có trang nếu không VNNIC có thể thu hồi tên miền và làm cho tên miền này không hoạt động nữa.

Thời hạn đăng ký như thế nào (bao lâu: 1 năm, 2 năm....)? Thời hạn là 1 năm nhưng quý khách có thể đăng ký nhiều hơn 1 năm.Thế nào là một tên miền Internet? Tên miền (Domain name) chính là địa chỉ trên internet, thí dụ: NETVN.ASIA, YAHOO.COM, .... Nó thay thế cho một dải những con số khó nhớ (gọi là Internet Protocol numbers). Doanh nghiệp tham gia hoạt động trên mạng.

Có bao nhiêu loại tên miền? Tên miền được chia thành 2 cấp độ cao nhất : tên miền quốc tế và tên miền quốc gia. Tên miền quốc tế là những tên miền có phần đuôi là .com | .net | .org | .biz và .info. Tên miền quốc gia có phần đuôi là .vn | .us Lý do tôi phải thuê Hosting lưu trữ website? Vì đó là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa trang web với người sử dung Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động. Nói một cách đơn giản, Web Hosting tương đương với trụ sở làm việc của một doanh nghiệp đời thường.

Các yêu cầu và tính năng của Web Hosting: Web Hosting phải có một dung lượng đủ lớn (tính theo MBytes) để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,... của Website. Phải hỗ trợ truy xuất máy chủ bằng giao thức FTP để cập nhật thông tin. Phải có bandwidth (băng thông) đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin của Website. Hỗ trợ các công cụ lập trình phần mềm trên Internet và các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch trên Website như gửi mail, upload qua trang Web,... Hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ E-mail như POP E-mail, E-mail Forwarding,... Không bị chèn các banner quảng cáo của nhà cung cấp.

FTP là gì? FTP là viết tắt của cụm từ File Transfer Protocol - là một giao thức truyền tệp tin trên mạng Internet. Khi máy chủ hỗ trợ FTP, bạn có thể sử dụng các phần mềm FTP (FTP Client) để kết nối với máy chủ và tải lên các tệp tin dữ liệu cũng như cập nhật website của mình một cách dễ dàng.

Cách Cài Đặt VNC Trên VPS

Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS) là phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Trong khi trên 1 server chạy Share Host thì có thể có hàng trăm tài khoản cùng chạy 1 lúc, nhưng trên server chạy VPS thì con số chỉ bằng 1/10. Do vây, VPS có hiệu năng cao hơn Share Host rất nhiều lần.

Trên 1 server chạy Share Host có nhiều Website chạy chung với nhau, chung tài nguyên server, nếu 1 Website bị tấn công Ddos, botnet quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến các Website khác cùng server, riêng server VPS, một tài khoản VPS bị tấn công thì mọi tài khoản VPS khác trên server đều không bị ảnh hưởng.

VNC là chương trình giúp điều khiển VPS từ xa qua giao diện đồ họa. Sau khi cài đặt VNC bạn có thể dùng VPS để thực hiện thao tác như một máy tính bình thường.


Cài đặt và cấu hình VNC-Server cho VPS:

Trước tiên bạn cần kiểm tra xem VPS của bạn đã cài VNC chưa, dùng lệnh sau:

rpm -q vnc-server.

Nếu hiện: package vnc-server is not installed tức là chưa cài đặt Bạn tiến hành cài đặt VNC-Server bằng lệnh sau:

yum install vnc-server

Sau khi VNC cài đặt hoàn tất, bạn sẽ cần cài phiên bản giao diện cho VPS bằng lệnh:yum groupinstall "GNOME Desktop Environment"

Để account root có thể truy cập VNC, bạn thực hiện cấu hình cho account này như sau:

Gõ:vncpasswd :Mở file vncservers ở trong thư mục /etc/sysconfig/ bẳng lệnh:
nano -w /etc/sysconfig/vncservers và thêm:VNCSERVERS="1:root" VNCSERVERARGS[1]="-geometry 800x600"

Chạy thử VNC:

service vncserver start
service vncserver stop

Dùng lệnh:
cd ~
cd .vnc
nano -w xstartup
Thêm vào đầu:
unset SESSION_MANAGER
exec /etc/X11/xinit/xinitrc
Hoàn tất và khởi động vnc:
service vncserver start

Cài đặt VNC-Client cho máy trạm:Với hệ điều hành Linux: yum install vnc,Với hệ điều hành Windows:Bạn có thể sử dụng chương trình RealVNC,

Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có hệ điều hành riêng, có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy, VPS hạn chế 100% khả năng bị tấn công hack local.

VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và những trang Web lớn hoặc mã nguồn nặng, nếu chạy trên Share Host sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, VPS sẽ đòi hỏi người sử dụng phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật...

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Một Số Mẹo Giúp Bạn Giữ Gìn Tên Miền

Một số mẹo vặt giúp bạn gìn giữ tên miền của mình như sau:


    Đặt mật khẩu email càng khó nhớ càng tốt. Đừng bao giờ đặt mật khẩu theo ngày sinh, số điện thoại của bạn hoặc người yêu.

    Đừng bao giờ dùng chung 1 mật khẩu. Nếu bạn lo lắng vì trí nhớ của bạn không tốt đế có thể nhớ được hết, bạn có thể tự đặt ra một qui tắc đặt mật khẩu sao cho các mật khẩu không bao giờ giống nhau và việc của bạn là nhớ qui tắc đó.

    Tiến hành khóa domain sau khi chỉnh sửa hoàn tất. Mọi chỉnh sửa sau đó đều phải được xác nhận qua điện thoại hoặc văn bản (chứ không phải email).

    Dấu địa chỉ mail người đăng ký domain trong trang thông tin khi whois nếu bạn có thể làm vậy.
    Hạn chế dùng email đăng ký domain ở các giao dịch … tào lao. Nhất là bạn đừng bao giờ sử dụng email đó để đăng ký các website mà bạn không rõ hoặc không đảm bảo.

    Đừng cho mượn, gửi tài khoản email của mình cho ai. Nếu bạn nhận được email yêu cầu cung cấp tài khoản quản lý domain từ cấp trên, việc của bạn là gọi điện thoại ngay cho cấp trên để xác nhận yêu cầu chứ không phải là gửi ngay tài khoản. Vì có thể, cấp trên của bạn đang bị mất tài khoản email đó.

    Kiểm tra email thường xuyên, ít nhất mỗi tháng 2 lần để đảm bảo bạn gia hạn domain đúng hạn. Nếu bạn quên gia hạn, hacker có thể back order tên miền của bạn và lúc đó bạn chỉ có thể…khóc hận.

    Ngoài ra, các nhà cung cấp tên miền ở Việt Nam cũng có chính sách lock domain khá hay, dù bạn gia hạn trễ vài ngày cũng chả sao vì trong thời gian đó người khác không thể đăng ký tên miền được.

     Vài mẹo vặt trên có thể giúp ích cho các bạn trong việc bảo vệ domain của mình. Tuy rằng chưa thể gọi là an toàn tuyệt đối vì đã đưa lên mạng nghĩa là chấp nhận sống chung với lũ nhưng tôi nghĩ phần nào giúp bạn hạn chế được 99% nguy cơ mất tên miền.

Một Số Kiến Thức Cơ Bản Về Managed VPS và Unmanaged VPS

Khi tiến hành thuê VPS, bạn cần nên hiểu rõ nhà cung cấp VPS bạn định thuê thuộc loại Unmanaged VPS hay Managed VPS để tránh các hiểu lầm về sau và vô tình đổ oan cho họ.

Thêm nữa, khi bạn xem giá dịch vụ VPS thì có những nơi có giá rất cao, mà cũng có những nơi có giá rất thấp, lý do chính là managed VPS hay unmanaged VPS.


Managed VPS là gì?

Managed VPS tức là loại hình dịch vụ cung cấp VPS cho khách hàng kèm theo dịch vụ quản trị. Dịch vụ quản trị ở đây bao gồm cài đặt/tư vấn mọi thứ về VPS mà khách hàng cần, cũng như tối ưu hiệu suất và bảo mật cho VPS.

Thường thì các Managed VPS có giá khá cao vì việc quản trị VPS không phải là dễ dàng, thích hợp cho những người không có nhiều kỹ năng quản trị VPS nhưng lại cần sử dụng VPS.

Cũng có một số nhà cung cấp họ không tính giá quản trị VPS vào khung giá hiển thị ra bên ngoài nhưng sẽ có phần tùy chọn dịch vụ quản trị VPS khi tiến hành đặt hàng.

3.2) Unmanaged VPS là gì?

Unmanaged VPS nghĩa là loại hình dịch vụ VPS không bao gồm việc quản trị VPS cho khách hàng, mà họ chỉ đảm bảo VPS của bạn không bị downtime hoặc các nguyên nhân khác xuất phát từ máy chủ chính.

Với dịch vụ này, mọi công việc như cài webserver, cấu hình, cài đặt các phần mềm, bảo mật,…đều phải do bạn tự làm. Và bạn cũng tự chịu trách nhiệm về các thiết lập của mình.

Unmanaged VPS sẽ có giá khá rẻ, có khi là rẻ gấp đôi so với các dịch vụ Managed VPS nhưng bạn chỉ nên sử dụng nếu như đã có kiến thức về VPS hoặc ít nhất là hiểu rõ về nó. Nếu bạn làm theo serie Học sử dụng VPS căn bản thì bạn nên sử dụng Unmanaged VPS để tự do làm những gì mình thích